Lịch Sử Tên Nước Việt Nam

.

VietNam

 

Theo dòng lịch sử, nước Việt Nam đã mang 16 Quốc hiệu như sau :

 

1) Xích Quỷ:

Vào niên đại Kinh Dương Vương (năm 2879 – thế kỷ II BC), địa bàn quốc gia rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải, một phần của Thái Bình Dương, phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên), thuộc nước Tàu ngày nay.

Về sau do sự lấn áp võ dõng của du mục Hoa tộc, Việt tộc lui dần về địa bàn gốc. Đánh dấu bằng các niên đại vua Hùng với tên nước là Văn Lang. Năm chót của niên đại này là năm 257 AD.

 

2) Văn Lang:

Thuộc về đời Hồng Bàng (2879 – 258 BC). Đầu thời kỳ đồ đồng, những bô lạc người Việt sống ở miền Bắc và phía Bắc trung tâm Việt Nam. Tính ra có khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng cao nguyên miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng Hà, hơn 12 nhóm Âu Việt sống nơi miền Đông Bắc.

Để tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù … Họ có khuynh hướng gom tụ lại thành một nhóm to lớn hơn. Trong số những bộ lạc Lạc Việt, Văn Lang là mạnh nhất. Những bộ lạc Lạc Việt được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang tự xưng Hùng Vương.

[Thời kỳ Bắc thuộc:]

Trong thời kỳ đô hộ bởi Chế độ phong kiến phương Bắc, nước Việt Nam bị chia cắt nhiều và mang tên như là những quận huyện của nhà nước cai trị đương thời. Năm 221 trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng, vua Trung Hoa, xâm chiếm lãnh thổ Việt. Nhà Tần lược định phía Nam và gọi là Tượng quận (246 -206 BC)

 

3) Âu Lạc:

Đời nhà Thục An Dương Vương Âu Việt (257-207 BC) đã đuổi được Trung hoa và lấy tên Âu Lạc (năm 208 trước Công Nguyên – TCN) Khoảng năm 208 TCN, Triệu Đà, vua nước Nam Việt (203-137 BC) xưng hiệu Nam Việt Võ Vương hay là Nam Việt Võ Đế đã tung quân đánh chiếm Âu Lạc (Việt Nam) Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.

– Nhà Hán lật đổ nhà Triệu và chia Tượng quận ra thành 3 quận nhỏ: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (202-220 BC)

– Cuối nhà Đông Hán trị vì ở Trung Hoa, vua Hiến Đế đổi quận Giao Chỉ thành Giao Châu. Nơi đây là cái nôi của nước Việt Nam ta ngày nay.

 

4) Vạn Xuân:

Lý Bí hiệu Lý Nam Đế (542-602) xua đuổi được quân Tàu nhưng không bao lâu lại bị quân Tàu chiếm trở lại từ năm 602 cho đến khi Ngô Quyền chiến thắng trận Bạch Đằng năm 938 và chấm dứt sự đô hộ của người Tàu.

[An Nam Quốc (An Nam đô hộ phủ):]

Năm 673-757 và 768-866, Nhà Đường thụ phong cho nước ta. Nước Việt Nam lại mang tên mới là An Nam đô hộ phủ nay là khu vực lãnh thổ tương ứng với miền Bắc Việt Nam. Nguồn gốc danh xưng này là của người nước ngoài chỉ lãnh thổ Việt Nam trong một số thời kỳ lúc Việt Nam bị Trung Hoa đô hộ. Các triều vua Việt Nam thường phải nhận thụ phong của Trung Hoa với danh hiệu “An Nam Quốc Vương.”

 

5) Đại Cồ Việt:

Từ năm (968-1054), Đinh Bô. Lĩnh đánh thắng Thập nhị Tướng Quân và thống nhất lãnh thổ, ông xưng Vương và đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

Tên này giữ nguyên dưới triều đại nhà Đinh (869-979), Lê (980-1009) và cho đến đầu triều đại nhà Lý Thánh Tông (1010-1053)

____

Ý nghĩa chữ “” trong danh xưng “Đại Cồ Việt.”

Sách “Nhĩ Nhã” viết:

– “Lộ, lữ đồ dã, lộ trường do hành đạo dã. Nhất đạt vị chi Đạo lộ, nhị đạt vị chi Kỳ bàng, tam đạt vị chi Kịch bàng, tứ đạt vị chi Cù, ngũ đạt vị chi Khang, lục đạt vị chi Trang, thất đạt vị chi Kịch tham, bát đạt vị chi Sùng kỳ, cửu đạt vị chi Quí.”

                              /  Nhĩ Nhã. Thích Cung đệ ngũ  /.

– “Lộ là đường xa, dài, [nói] lộ trường tức cũng như nói đường đi! [Con đường] chỉ có mỗi 1 nẻo thì gọi là Đạo lộ, đường thông đi 2 nẻo gọi là Kỳ bàng, thông đi 3 nẻo gọi là Kịch bàng, thông đi 4 nẻo gọi là , thông đi 5 nẻo gọi là Khang, thông đi 6 nẻo gọi là Trang, thông đi 7 nẻo thì gọi là Kịch tham, thông đi 8 nẻo thì gọi là Sùng kỳ, thông đi 9 nẻo thì gọi là Quí.”

Tên “Đại Cồ Việt,” chữ “C-“ là âm đọc trại của chữ “,” vậy “Đại Cồ Việt” tức là “Đại Cù Việt.”

Danh xưng “ĐẠI CÙ VIỆT” là ý mong vận nước rồi sẽ hanh thông như một con Đường lớn thông đi các nẻo. Tên gọi này rất ý nghĩa.

 Theo Minh Di (Úc Châu)

 

6) Đại Việt:

Nhà Tống công nhận nước ta là một quốc gia độc lập, dưới triều vua Lý Thánh Tông từ (1054-1226).

 

7) Đại Ngu:

Năm 1400-1407, Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần và đổi quốc hiệu là Đại Ngu. Tên này được dùng cho đến khi quân Minh xâm chiếm nước Đại Ngu và thắng họ Hồ năm 1407.

Sau 10 năm kháng cự với quân Minh đang xâm chiếm nước ta (1418-1427), Lê Lợi đại thắng quân Minh. Năm 1428 ông lên ngôi và lấy trở lại tên cũ là Đại Việt. Tên này tồn tại trong suốt triều đại nhà Lê (1428-1787) và nhà Tây Sơn (1788-1810).

_______

Một số người còn hiểu sai lạc về chữ “NGU” trong Quốc hiệu “ĐẠI NGU” của Hồ Quí Ly (Khi lên ngôi Hồ Quí Ly đặt Quốc hiệu là “Đại Ngu”!) 

Sau này khi học chữ Hán, tôi mới biết chữ “Ngu” đây nhằm chỉ vua Ngu Thuấn, một ông vua hiền năng thời cổ.

Vũ vương diệt Ân triều, phong con cháu của Ngu Thuấn là Hồ Công Mãn ở đất Trần.

(Tham khảo Thông Chí. Qu. XXVI. Thị Tộc Lược 2. Dĩ Quốc vi Thị).

Do đó, đang họ Lê, Lê Quí Ly đổi lại Họ thành Hồ Quí Lỵ

Hồ Quí Ly tự nhận mình là con cháu đời sau của vua Thuấn, vì thế sau khi cướp ngôi triều Trần thì Hồ Quí Ly lấy Quốc hiệu là Đại Ngu.

Thực đúng là một sự trùng hợp, xưa con cháu vua Ngu Thuấn được phong ở đất Trần, bây giờ Hồ Quí Ly lại cướp ngôi của triều Trần ở Việt Nam.  

Chữ ‘Ngu’ ở đây về mặt Hán tự viết khác với chữ “Ngu” nghĩa là “ngu xuẩn” – Đây chỉ là 2 tiếng đồng âm mà thôi!

Theo Minh Di (Úc Châu)

 

 8) Việt Nam:

Thời vua Gia Long (1802-1820) thế kỷ 19 thống nhất cả hai miền Nam Bắc, lấy quốc hiệu là Việt Nam từ chữ “An Nam” và “Việt Thường.” Tuy nhiên, tên gọi “Việt Nam” có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Còn cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ “Việt Nam.”

Người ta cũng tìm thấy hai chữ “Việt Nam” trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Tây, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh…

Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: “Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan” có nghĩa là “Đây là cửa ngõ, yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc.”

 

9) Đại Nam:

Trong triều đại Minh Mạng (1820-1840) tên nước lại được đổi là Đại Nam nhưng cái tên Việt Nam vẫn tồn tại rộng rãi khắp nơi trong văn chương, kinh tế và xã hội.

 

10) Đế quốc Việt Nam:

Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam Kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị.

 

11) Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH):

VNDCCH Là tên gọi của cả nước Việt Nam (1945-1954) và miền Bắc Việt Nam (1954-1976) vẫn tiếp tục tên gọi này. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày quốc khánh của VC ngày nay) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ 1954-1975,VNDCCH lại phải đối đầu với Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) được thành lập tại miền Nam Việt Nam.

 

12) Nam Kỳ Quốc:

Hay Nam kỳ Cộng hòa Quốc (tiếng Pháp là “République de Cochinchine”) là danh xưng do chính phủ Pháp đặt ra cho vùng lãnh thổ Việt Nam phía dưới vĩ tuyến 17. Chính quyền Nam Kỳ quốc được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1946, về danh nghĩa là một quốc gia độc lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Danh xưng này tồn tại được 2 năm, sau đó lại chính quyền Nam kỳ quốc giải thể, đổi tên lại thành Chính phủ Nam phần Việt Nam, rồi sát nhập vào chính quyền lâm thời Quốc gia Việt Nam ngày 2 tháng 6 năm 1948.

 

13) Quốc gia Việt Nam:

Là danh xưng của toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949-1955), ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại.

Về danh nghĩa, chính quyền thuộc khối Liên hiệp Pháp, độc lập, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 

14) Việt Nam Cộng hòa (VNCH):

Năm 1955, Ngô Đình Diệm truất phế  Quốc trưởng Bảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính quyền VNCH. Là tên gọi quốc gia được thành lập tại miền Nam Việt Nam, kế tục Quốc gia Việt Nam. Năm 1955, trong một cuộc trưng cầu dân ý, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính phủ VNCH (1955-1975) Chính quyền này tồn tại độc lập trong 20 năm và sụp đổ vào lúc 11:30 sáng ngày 30 tháng 04 năm 1975.

 

15) Cộng hòa Miền Nam Việt Nam:

Là tên gọi mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hậu thuẫn, đặt ra cho miền Nam Việt Nam với việc thành lập một chính phủ mới để chống lại chính phủ VNCH. Danh xưng này tồn tại trong 7 năm (1969-1976), sau đó, chính quyền lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã giải tán để hợp nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành một quốc gia Việt Nam thống nhất.

 

16) Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay, 2007.

Đất nước hiện nay theo chế độ CS toàn trị, theo cơ chế “Đảng cử, Dân bầu” với hệ thống “Song Trùng” nhưng Đảng phí lại lấy từ nguồn thu thuế bên chính phủ mà tài chính bên Đảng CS lại không được công bố minh bạch!

Muốn xã hội Việt Nam phát triển thì phải có dân chủ đa nguyên tư tưởng, nếu không chấp nhận ai có tư tưởng khác mình, không chấp nhận những bất đồng của dân tộc, trù dập những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa thì đó là nền dân chủ giả hiệu của những xã hội có chế độ độc tài cai trị.

Đã 41 năm thống nhất đất nước, nhưng đất nước Việt Nam vẫn chưa thống nhất được lòng dân, đảng CS việt nam vẫn còn đứng trên luật pháp, chỉ đạo luật pháp! Chưa chịu hòa hợp và hòa giải dân tộc. Nên không thể tổng hợp được sức mạnh của toàn dân, yếu tố then chốt cho việc phát triển xã hội.

 

*** Chú thích:

Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochinchine).

 

 

Từ Thiện

 

Trần Văn Giang (Sưu Tầm)

 

 

Lịch Sử Tên Nước Việt Nam – Từ Thiện

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *