Người thứ 17: Chẳng có gì đáng ngạc nhiên

.

*

 

Lời giới thiệu

 

Đến hôm nay (ngày 3/10/2010) Chính quyền csvn vừa thông báo có 34 “ca” nhiễm Virus Vũ Hán ở Việt Nam (?!) chưa kể cả ngàn dân Trung quốc đến Việt Nam từ ổ dịch Vũ Hán…

 

Có ai còn chút thông minh tin nổi các thông tin và thống kê loại này của Việt cộng? Chẳng hạn như HCM, lúc còn sống, đã gởi thư chúc mừng quân “cách mạng” đã  bắn rớt 4000 (?) phi cơ của Mỹ (nên biết, tổng số phi cơ Mỹ tham  chiến ở Việt Nam cũng chưa đến nửa con số này).  Đó là chưa kể các huyền thoại “anh hùng/liệt sĩ” bắn pháo đài bay B52 (bay cao độ ít nhất 10,000 ft) bằng súng trường, anh hùng du kích liều mình đu và kéo ghì trực thăng (Chong chóng trực thăng có sức nâng 2800 Mã lực bằng ít nhất 10 động cơ máy xe hơi!) xuống đất (?) không bay lên được! để quân cách mạng nhào lên làm cỏ?… Rồi đến chuyện của Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu…  WTF (!) cái đám quân cs thất học dám cả gan sỉ nhục sự thông minh của “nhân dân.”

 

Thiệt tình!  Việt cộng phải là một nghịch lý cuối cùng còn sót lại trên hành tinh này!

 

TVG

 

*

 

Một cô gái bị nhiễm dịch gây hỗn loạn cả một thành phố. Không phải một tỉnh lẻ, nhưng thủ đô Hà Nội, nơi có nhiều phương tiện y khoa nhất nước. Rất lạ, nhưng có nên ngạc nhiên không? Sự thực, cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả.

 

 

– Cả nước xỉ vả cô gái, bởi vì trong một nước độc tài, người ta suốt ngày, suốt tháng, suốt năm bị đàn áp, đè nén, cấm đoán, người ta tìm bất cứ một cơ hội nào để bày tỏ sự phẫn nộ, như một thùng hơi nóng đầy quá, sẵn sàng nổ. Không thể phẫn nộ chống nhà nước tàn bạo, người ta đổ lên đầu những đối tượng ít nguy hiểm hơn. Một cách phẫn nộ với giá rẻ, hay “free.”

 

 

– Khi tự do ngôn luận bị chà đạp, sự minh bạch là điều cấm kỵ, người ta rình rập những tin đồn. Tin đồn lan ra rất nhanh, càng cấm càng lan mạnh. Đó là chỗ yếu của các chế độ độc tài. Những nơi khác, dân chủ hơn, người ta thông báo rõ ràng mỗi lần có thêm người bệnh, không giấu giếm, không nguỵ trang, bào chữa. Dân không nghi ngờ, bình tĩnh, thận trọng nhưng bình tĩnh.

 

 

– Dưới một chế độ tồn tại trên văn hoá “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi,” đương nhiên người ta chỉ lo thân mình, sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì để tự cứu mình. Dù phải gây hỗn loạn, đạp lên người khác. Chế độ càng tàn bạo, người ta càng đối xử với nhau tàn tệ hơn. Cán bộ ngồi trên đầu, mình phải đạp lên những người yếu hơn, chậm hơn, như một cách trả thù xã hội, trả thù đời.

 

 

– Chỉ ở những nơi man rợ, tranh tối tranh sáng, người ta mới đưa tên tuổi, hình ảnh của người bệnh cho cả nước xỉ vả. Như thời Trung cổ, người ta kéo nhau đi lùng những người bị quỷ ám.

 

 

– Trong chuyện đấu tố cô gái bị nhiễm dịch, có cái thù ghét giai cấp thống trị. Cô ta tiêu biểu cho những phần tử ưu đãi của chế độ. Xỉ vả cô ta là một cách xỉ vả tập đoàn cầm quyền. Cũng như người Tàu coi vị bác sĩ chết vì “virus” là anh hùng cũng là một cách, gián tiếp, coi nhà nước là kẻ thù. Những người xoa tay, khoe chưa bao giờ thấy nhân dân yêu Đảng đến thế, nên tạm ngưng thủ dâm, tự sướng để suy nghĩ đôi chút.

 

 

Tóm lại, chuyện cả thành phố hỗn loạn không có gì đáng lạ. Cái đáng lạ, đáng ngạc nhiên là người ta tin là ở Việt Nam chỉ có 16 người bị nhiễm virus, để phải hoảng hốt khi có nạn nhân thứ 17, hay 18 như tin mới nhất, trong khi ở những nước văn minh gấp 100 lần, y tế tiến bộ gấp một trăm lần, cách Vũ Hán hàng chục ngàn cây số, nơi người ta kiểm soát từng người đến từ nước Tàu, con số nhiễm dịch lớn gấp trăm, ngàn lần Việt Nam. Làm như hàng chục, hàng trăm ngàn người Tàu, trong đó có người Vũ Hán, mới trở lại Việt Nam sau khi về quê ăn Tết, không có ai bị nhiễm “virus.”

 

 

Cả thế giới mơ ước chỉ có 17, 18 người nhiễm dịch như ở Việt Nam, nơi người Tàu ra vào như đi chợ! Không nước nào làm được như Việt Nam, vì họ chỉ có bác sĩ, y tá, nhà thương, không có ban Tuyên giáo.

 

Chuyện gì xẩy ra ở Việt Nam cũng quái lạ. Bởi vì Việt Nam là một nước bất bình thường.

 

 

 

Từ Thức

(FB Từ Thức)

 

Trần Văn Giang (st)

Người thứ 17: Chẳng có gì đáng ngạc nhiên – Từ Thức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *