Vì sao người càng già càng nhiều bệnh?

.

 

.

 

 

Các vấn đề cần lưu tâm:

 

 

  1. Tại sao con người có mức độ mắc bệnh ung thư cao khi về già?
  2. Những dấu hiệu của bệnh tật cần lưu ý.
  3. Sau 60 tuổi đừng làm 3 việc này quá thường xuyên vì nó sẽ không tốt cho sức khỏe.

 

 

 1.Tại sao con người có mức độ mắc bệnh ung thư cao khi về già?

 

 

Rất nhiều người lớn tuổi đều có cảm giác này.  Khi còn trẻ sức khỏe rất tốt, nhưng khi tuổi tác đã ngoài 60, sức khỏe thường xuất hiện nhiều vấn đề khác nhau, một số người thậm chí còn được chẩn đoán là mắc ung thư. Ngoài những vấn đề này, người lớn tuổi còn cảm thấy chân tay yếu ớt, làm việc gì cũng không xong, không tốt.

 

Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích mối quan hệ giữa tuổi tác và bệnh tật, một nghiên cứu về bệnh tật liên quan đến tuổi tác được công bố trên tạp chí “The Lancet Public Health,” các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 195 quốc gia từ năm 1990 đến năm 2017.  Họ căn cứ trên độ tuổi trung bình là 65 làm tham khảo.

 

Kết quả cho thấy trong số 293 bệnh, 31,4% (tức 92 bệnh) được xác định là có liên quan đến tuổi tác. Trong đó bao gồm 5 bệnh truyền nhiễm, 6 bệnh chấn thương và 81 bệnh mãn tính không lây nhiễm.

 

Ngoài ra, theo số liệu của “Trung tâm Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ,” tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư tăng theo tuổi, trong đó người già hơn 60 tuổi là nhóm tuổi có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cao nhất.

 

Chủ yếu do 3 nguyên nhân sau:

 

  • Tiếp xúc lâu dài với chất gây ung thư: Chúng ta mỗi ngày tiếp xúc với nhiều chất gây ung thư khác nhau. So với người trẻ, người già tiếp xúc với chất gây ung thư trong thời gian dài hơn, những chất này tích tụ trong cơ thể và dễ hình thành tế bào ung thư.
  • Khả năng chống bệnh của các cơ quan giảm: Khi tuổi tác tăng lên, chức năng của các mô và cơ quan khác nhau trong cơ thể sẽ suy giảm dần; chức năng của hệ thống miễn dịch cũng tương tự. Sự suy giảm số lượng tế bào T sẽ dẫn đến khả năng miễn dịch đối với tế bào khối u giảm, khiến tế bào đột biến và chuyển hóa thành tế bào ung thư một cách dễ dàng.
  • Các khối u có thời kỳ tiềm ẩn: Bác sĩ Pan Zhanhe, trưởng khoa Ung thư của Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Đại học Hạ Môn (Trung Quốc), chỉ ra rằng sự xuất hiện của ung thư không xảy ra chỉ sau một đêm. Từ tế bào bình thường đến biến đổi ác tính thành tế bào ung thư phải mất vài năm, mười năm, thậm chí hàng chục năm. Khi thời kỳ ủ bệnh này trôi qua, hầu hết mọi người đều đã bước sang độ tuổi trung niên trở lên.

 

 

 2.Những dấu hiệu của bệnh tật cần lưu ý

 

 

Khi các chức năng của cơ thể bị suy giảm, người trung niên và cao tuổi thường có nhiều triệu chứng khó chịu. Khi chúng xuất hiện, một số người lại cho rằng đây chỉ là do lão hoá. Điều này không hoàn toàn đúng; nhưng nếu sự thay đổi liên quan đến 5 dấu hiệu dưới đây thì bạn nên lưu ý:

 

– Trí nhớ kém và phản ứng chậm

 

Nếu bạn phát hiện người lớn tuổi trong gia đình mình đột nhiên có trí nhớ kém, thường lặp lại một điều gì đó hoặc quên sau khi kể, tâm trạng và hành vi bất thường thì bạn cần cảnh giác, vì đó có thể là do bệnh Alzheimer.

 

– Chảy máu, tiết dịch âm đạo, đau bụng

 

Phụ nữ trung niên và cao tuổi bị chảy máu âm đạo bất thường, ra máu và đau bất thường ở vùng bụng dưới sau khi mãn kinh nên hết sức cảnh giác với viêm nội mạc tử cung, viêm âm đạo, bệnh viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung và các bệnh khác.

 

– Chảy nước mũi và ho có đờm thường lẫn máu

 

Thông thường, sổ mũi và khạc đờm có thể chữa khỏi và không kéo dài. Nếu bạn bị ho, sổ mũi tái phát lâu ngày không khỏi, đờm ho ra vẫn còn dính máu thì cần cảnh giác có thể do các bệnh lý như u nền sọ, ung thư phổi.

 

– Bóng tối và đôi mắt sương mù

 

Một số người cao tuổi đột nhiên cảm thấy mặt mày xây xẩm, mọi thứ tối sầm lại mà không rõ nguyên nhân, triệu chứng này có thể liên quan đến đục thủy tinh thể và thấy giống như có ruồi bay, màng nhện trước mắt (?)… ở một số bệnh nhân, có thể do xuất huyết dịch kính. Nếu xuất hiện, cần đi khám kịp thời.

 

– Cảm giác lạnh, tê và đau ở chi dưới

 

Bạn cảm thấy đau ở chi dưới không lâu sau khi đi bộ và cần nghỉ ngơi một lúc trước khi có thể tiếp tục đi lại bình thường.

 

Nếu có hiện tượng tê hoặc lạnh bất thường ở chi dưới, bạn cần cảnh giác có thể nguyên nhân là do xơ cứng động mạch làm giảm lượng máu cung cấp cho chi dưới…

 

Người cao tuổi mắc bệnh này thường dẫn đến các biến chứng như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch.

 

 

 3.Sau 60 tuổi đừng làm 3 việc sau đây quá thường xuyên vì nó sẽ không tốt cho sức khỏe

 

 

Đối với người trung niên và người cao tuổi, việc duy trì sức khỏe hàng ngày chắc chắn là điều tốt nhưng phải lựa chọn phương pháp phù hợp, những điều này không được thực hiện thường xuyên.

 

– Đừng tập thể dục quá sức

 

Bạn nên lựa chọn một bài tập phù hợp với thể trạng của mình, tập luyện quá mức sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và tăng tải cho tim, không những không tốt mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh hoặc tai biến tim mạch.

 

Người cao tuổi nên chọn những bài tập tương đối nhẹ nhàng như đi bộ… nên khởi động thật kỹ trước khi tập (warm up) và thư giãn cơ hoàn toàn sau khi tập. Cường độ tập nên ở mức vừa phải, chỉ cần đổ mồ hôi nhẹ là đủ. Nếu cảm thấy khó chịu khi tập luyện, bạn nên ngừng tập kịp thời.

 

– Đừng tắm quá thường xuyên

 

Tắm quá thường xuyên sẽ làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trên bề mặt da, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, khiến da bị khô.

Vào mùa hè nóng nực, bạn có thể duy trì số lần tắm mỗi ngày một lần, mùa thu đông có thể tắm 2 hay 3 ngày một lần (không phải là tắm 2 -3 lần một ngày nhá!).

 

– Đừng lạm dụng các sản phẩm được quảng cáo là tốt cho sức khỏe

 

Nhiều người cao tuổi muốn kéo dài tuổi thọ bằng cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm chăm sóc sức khỏe một cách mù quáng có thể làm tăng gánh nặng cho gan và thận, không tốt cho sức khỏe.

 

Một nghiên cứu trong “Biên niên sử nội khoa Hoa Kỳ” cho thấy, sử dụng thực phẩm bổ sung sức khỏe không thể kéo dài tuổi thọ,  Ngược lại, ăn uống thực phẩm có quá nhiều “Chất vôi” (Calcium) hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Thay vì dùng nhiều thực phẩm bổ sung cho sức khỏe, việc duy trì chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt tốt sẽ đáng tin cậy hơn.

 

Tuổi tác càng cao thì cơ hội mắc bệnh cũng tăng lên đáng kể, nhưng điều này không có nghĩa là người cao tuổi chắc chắn sẽ mắc bệnh.  Bằng cách duy trì thói quen sinh hoạt tốt và khám sức khỏe định kỳ, bạn có thể sống qua tuổi già một cách khỏe mạnh.

 

 

 

Theo Wang He

 

Chấn Hưng (dịch)

 

 

Trần Văn Giang (ghi lại)

Vì sao người càng già càng nhiều bệnh? – Trần Văn Giang (ghi lại)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *