Làm thế nào tiền đã vượt qua Marx trong chiến tranh Việt Nam sau chiến tranh
.

Tượng Karl Marx (1818-1883) – Ông cố nội của thuyết cộng sản

.

Hai thế kỷ sau sự ra đời của Karl Marx, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ôm lấy chủ nghĩa tư bản với vòng tay rộng mở – nhưng thành công kinh tế của nó chưa xuống đến tầng lớp nghèo lao động.

.

Những mâu thuẫn dễ dàng nhìn thấy ở Việt Nam: Có thể là cờ của Đảng Cộng sản mang chiếc búa vàng bay phất phới ở phía trước những bảng hiệu chữ vàng của McDonalds; hay mối quan hệ gần gũi của Việt Nam ngày nay với Hoa Kỳ mà VN xem là kẻ thù xâm lược trước đây. Một thực tế khác, dù VN là một trong bốn quốc gia cuối cùng còn lại tự coi mình là chủ nghĩa Mác-Lênin, lại có những đề cập rất đại khái, sơ sài về Karl Marx ở Việt Nam, ngay cả khi tháng này đánh dấu hai trăm năm sự ra đời “ông cố nội” của cộng sản.

.

Hình ảnh của ông Marx, cùng với Lenin, chỉ xuất hiện một cách thu hẹp trên các biểu ngữ tuyên truyền của đảng cs, bị lu mờ bởi hình tượng của Hồ Chí Minh. Ngay cả những với những món hàng kỷ niệm loại thủ công rẻ tiền của những người bán hàng rong cho khách du lịch cũng chẳng thấy hình ảnh gì của Marx – Ngoại trừ vài bộ đồ ăn kỷ niệm và tem bưu chính lịch sử của chính phủ. Người ta có thể thấy một chiếc áo T-shirt được trang trí bằng hình ảnh nhà triết học Đức “râu xồm,” nhưng phải tìm đỏ con mắt mới thấy.

.

Bên ngoài dinh Thống Nhất ở Thành phố HCM, Giang, một sinh viên công nghệ đã yêu cầu được dấu tên họ đầy đủ của mình, nói rằng “anh phải học Marx ở trường trung học nhưng không tìm thấy môn học này có gì thú vị hoặc thích đáng.”  Đây là một ý kiến ​​được chia sẻ bởi nhiều người trong giới trẻ khác ở Đông Nam Á mà chúng tôi nói chuyện với.

.

Ông ta không còn quan trọng nữa ở Việt Nam,” Giang còn nói thêm rằngthế hệ trẻ bây giờ , khoảng 40% dân số Việt Nam dưới 24 tuổi, có mối quan hệ lớn hơn với Mark Zuckerberg và Steve Jobs, những người sáng lập Facebook và Apple.

.

Các lớp học về chủ nghĩa Mác-Lênin và  “Tư tưởng Hồ Chí Minh,” là môn học bắt buộc ở trường trung học. Tuy nhiên, trong năm 2013, đảng csvn đã phải thực hiện các “khóa học tư tưởng” miễn phí tại các trường đại học do nhà nước quản lý vì thiếu sự quan tâm của quần chúng (?).

.

Một loại bia Sài-Gòn, thương hiệu được kiểm soát bởi một nhà máy bia quốc doanh, được bán cho một công ty Thái Lan với 4,8 tỷ đô la trong tháng 12, trong một phần của Việt Nam liên tục vứt bỏ các công ty quốc doanh.  Một người trung niên địa phương cho rằng: “Marx là lý do đất nước của ông đã nghèo trong nhiều thập kỷ, và những lời dạy của Adam Smith, triết gia được coi là cha đẻ của chủ nghĩa tư bản hiện đại, là lý do tại sao Việt Nam hiện nay giàu có.

.

Tuy nhiên, ngày sinh của nhà triết học xã hội chủ nghĩa chắc chắn sẽ không phải là một vấn đề lớn nữa.  Ông Christopher Goscha, một nhà sử học Đông Nam Á tại “Université du Québec à Montréal” cho biết: “Sẽ có những kỷ niệm cần thiết, nhưng chúng sẽ được xếp hạng thấp, hạn chế về số lượng và chỉ xảy ra chủ yếu giới hạn trong lĩnh vực bộ máy của đảng.”

 .
Đảng cs vẫn tụng “Kinh Thánh Mác,” nhưng có lẽ với nhịp độ thất thường cùng với cường độ thấp hơn. Kể từ những năm 1980, các đại biểu của đảng đã ngưng sự ca ngợi loại bố láo của họ về “cuộc đấu tranh giai cấp thần thánh” và “chủ nghĩa quốc tế vô sản vô địch.”  Thay vào đó, ngôn ngữ mới của họ là “sự thịnh vượng kinh tế cho tất cả mọi người dân” – Một lời hứa chung chung, nghe hấp dẫn hơn. Đây là kết quả của những cải cách gọi là “Đổi mới,” được csvn giới thiệu vào năm 1986, để thay thế một nền “kinh tế kế hoạch tập trung” bằng “thị trường tự do.” Nhưng “biệt ngữ” của đảng thì khác, vẫn có sự khác biệt: Việt Nam có một “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,” như các nhà “cải cách” của đảng csvn vẫn lên lớp quần chúng.

.

Phải thẳng thắn nói là họ (csvn) đã có một số tiến bộ: Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo giảm từ gần 60% trong những năm 1990 xuống khoảng 20% ​​hiện nay.  Nhưng sự cách biệt giàu-nghèo đang mở rộng nhanh chóng, theo một báo cáo gần đây của Oxfam: “Ở Việt Nam, trong một ngày, người giàu nhất Việt Nam kiếm được nhiều hơn, so với những người nghèo nhất kiếm được trong mười năm.”

.

Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng csvn hiện tại và chính trị gia quyền lực nhất của quốc gia, thừa nhận, vào năm 2013 là nạn tham nhũng cũng đang gia tăng. Một báo cáo gần đây của “Tổ chức Minh bạch Quốc tế” xếp Việt Nam là quốc gia tồi tệ thứ hai ở Á châu -Thái Bình Dương, sau Ấn Độ.  Trong một cuộc phỏng vấn nhỏ, 65% số người được hỏi cho biết họ đã phải trả tiền hối lộ để được dùng các dịch vụ công cộng tối thiểu.

.

Các nhà phân tích chính trị nói thông điệp chính của đảng cs “Chúng tôi (đảng csvn) đã chăm sóc mọi thứ, vì vậy nhân dân không cần phải làm gì cả” dường như đang càng ngày được đảng xem như “chính sách” hợp pháp… kể cả chuyện không cần tổ chức bầu cử tự do trong nhiều thập kỷ. Một nhà bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng nói vào nhiều năm trước rằng: “Nhiều người Việt Nam coi tình hình hiện tại của họ là tồi tệ nhất của cả hai thế giới: chủ nghĩa tư bản vô nghĩa và chủ nghĩa độc tài chưa từ thấy trên quả đất.”

.

Trong bối cảnh này, Hà Nội đang bận rộn giam giữ các nhà phê bình dân chủ với tốc độ hết biết trong nhiều thập kỷ. Ước tính mới nhất cho thấy có hơn 100 tù nhân chính trị bị giam giữ, mặc dù con số đó đang tăng lên hàng tuần. Nhiều người đã và đang bị giam giữ hàng thập kỷ; nhưng điều này đã không làm nản lòng sự ủng hộ của các phong trào đòi dân chủ. Các nhà hoạt động nói rằng: “Chắc chắn hơn bao giờ hết, dân chống đấu mạnh hơn khi chính phủ cứng rắn hơn.”  Ông Nguyễn Chí Tuyến, một nhà tranh đấu nhân quyền nổi tiếng, qua trang mạng “Anh Chi,” nói: “Cộng sản sử dụng triết lý của Marx như một công cụ để kiểm soát tâm trí chúng ta.”  Tuy nhiên, ông nói thêm, “những người biểu tình chống đảng thường sử dụng ngay ngôn ngữ Mác-xít để chỉ trích chế độ cs này.”

.

Các nhà hoạt động yêu cầu được giấu tên nói rằng đôi khi họ gợi Marx lên như một phương tiện để thúc đẩy nguyên nhân của họ, tranh luận rằng đảng đã quên đi tầng lớp lao động. Các nhà hoạt động môi trường thì cho rằng lãnh đạo cộng sản bây giờ nhắm mắt lập luận xuôi chiều theo các lập lừa thất bại của giới đầu tư tư bản ngoại quốc, chẳng hạn như biện bạch các chủ nhân của nhà máy thép Formosa, trong năm 2016, về việc đổ chất thải độc hại vào các vùng nước ven biển xung quanh miền trung Việt Nam. Các vùng trước đây sinh sống được đã bị hủy hoại; đời sống nhiều người dân trong vùng sẽ không thể hồi phục. Hà Nội, từ lúc đầu vụ thải chất độc này, đã đến để bào chữa thay cho các người chủ Đài Loan của nhà máy. Chỉ sau các cuộc biểu tình chưa từng có thì mới có vài thay đổi. “Marx sẽ ở phía bên nhân dân chúng tôi, không phải bên phía đảng cs,” theo một nhà hoạt động đã nói và cũng xin được dấu tên.

.

Nhà sử học William J. Duiker, trong cuốn “Hồ Chí Minh: A Life’” đã viết rằng “Kể từ cái chết của ông Hồ vào năm 1969, các đại biểu đảng cs đã tiếp tục tranh luận về di sản của ông Hồ. Mục tiêu của ông Hồ, nói nhiều nhất, là chấm dứt việc khai thác tư bản và tạo ra một thiên đường cộng sản theo tầm nhìn không tưởng của Karl Marx.”  Tuy nhiên, như ông Duiker lưu ý: “Một số tiếng nói bất đồng chính kiến ​​cho rằng ông Hồ muốn làm mềm luật sắt của cuộc đấu tranh giai cấp Mác-xít bằng cách kết hợp nó với đạo đức Nho giáo và cách mạng Pháp về tự do, bình đẳng và tình huynh đệ.

.

Thật ra, đảng csvn đã sửa lại cái ý định “kết hợp” này của HCM.  Trong khi “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” có vẻ hoang tưởng, thì thực tế nó gần gũi hơn với sự hiểu biết của Marx về cách phát triển xã hội (“quan niệm vật chất của lịch sử” trong thuật ngữ Marxist) hơn niềm tin của Hồ Chí Minh.” Giữa thế kỷ 20, Marx có thể đề cao chủ nghĩa xã hội, về cơ bản, là một phương tiện diệt bỏ chế độ quốc gia phong kiến. Marx lập luận là, ở giữa cuộc cách mạng lật đổ này, giai đoạn tư bản là cần thiết.

.

Thật vậy, những người ủng hộ “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cho rằng Việt Nam phải phát triển các lực lượng sản xuất của một xã hội tư bản, bao gồm một nền kinh tế công nghiệp, một nền tảng lao động và tài sản quốc gia. Họ nói: “Có như thế , Việt Nam mới có thể đạt được chủ nghĩa xã hội hay không.”

.

Nền kinh tế thị trường tự nó không thể phá hủy chủ nghĩa xã hội. Nhưng để xây dựng chủ nghĩa xã hội với thành công, cần phải phát triển một nền kinh tế thị trường một cách đầy đủ và chính xác” Tổng bí thư hiện tại Nguyễn Phú Trọng nói trong chuyến thăm Cuba, một quốc gia cộng sản , xã hội chủ nghĩa khác, vào tháng Ba.

.

Các nhà lý thuyết gia đảng csvn coi những điều này một cách “nghiêm túc” (serious). Xét cho cùng, Nguyễn Phú Trọng là chủ tịch “Hội đồng lý thuyết cs” của ủy ban trung ương đảng trong nhiều năm sau năm 2000. Tại một phiên họp của ủy ban trung ương năm ngoái, ông tuyên bố rằng “Năm 2030 sẽ là hạn chót cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (nói trên) phải được hoàn thành..?!

.

Đúng hay không còn nhiều nghi vấn – và không phải là không có sự chỉ trích của nội bộ cs. Bùi Quang Vinh, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết trong năm 2014 rằng “Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu mô hình đó; nhưng tìm kiếm nó cũng chỉ vô ích vì có đâu mà tìm!?”  Benoit de Treglode, một nhà nghiên cứu và là chuyên gia về Việt Nam và cũng là Giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu chiến lược ở Paris, cho biết, hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng toàn bộ doanh nghiệp chỉ là sự biến đổi về mặt lý thuyết, một nỗ lực thích nghi với môi trường mới mà không cần phải đặt câu hỏi về quyền lực độc quyền của nó.

.

Nếu đúng, Marx quan trọng vì một lý do khác” như theo ông Hoàng Minh Chính, một chính trị gia cộng sản được Moscow giáo dục cho đến khi ông trở thành nhà phê bình đường lối của đảng csvn trong thập niên 1960. Ông Hoàng Minh Chính dành phần cuộc đời còn lại của mình, cho đến khi ông qua đời vào năm 2008, trong và ngoài tù vì khăng khăng yêu cầu đảng cs phải cải cách và dân chủ hóa. Nhà sử học Christopher Goscha, trong cuốn lịch sử “The Penguin of Modern Vietnam,” viết rằng “Ông Chính muốn nhắc nhở các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam rằng họ đã sai lầm; nhìn vào lịch sử, đầu tiên vào cuối những năm 1950 khi Liên Xô trải qua chương trình ‘khai trừ Stalin’ và sau đó vào những năm 1990 khi khối cộng sản Liên Xô hoàn toàn sụp đổ.”  Chính trị gia ca ngợi các nhà xã hội chủ nghĩa thế kỷ 19, mặc dù Marx không đồng ý với cải tiến ‘xét lại,’ (revisited), đã thông qua một chương trình chính trị đột phá tại Gotha năm 1875.”  Goscha viết khi đề cập đến một đại hội đảng thế kỷ 19 tại thị trấn Đức Gotha đã vạch ra cách để hòa nhập chủ nghĩa Mác và những gì ngày nay có thể được gọi là “xã hội dân chủ.” Marx, trong một lời phản đối nổi tiếng, đã cho là quá “xét lại.”

.

Goscha nói với Đông Nam Á Globe: “Ông Chính đại diện cho nhóm chủ trương ‘chủ nghĩa xã hội dân chủ Việt Nam’ với những ảnh hưởng của cộng hòa, và tôi tin rằng ông không đơn độc trong đảng để giữ những ý tưởng này.”  Những gì các nhà quan sát chính trị đang yêu cầu hôm nay là liệu đảng cs này vẫn có những tín đồ như vậy trong nền dân chủ xã hội và liệu đảng có thể cải cách, thậm chí dân chủ hóa, từ bên trong hay không? Như vậy, các cuộc tranh luận về chủ nghĩa Mác-xít cũ sống ở Âu châu trong thế kỷ 19 hiện đang được nói một cách “mới mẻ” hơn ở Á châu trong thế kỷ 21.

.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà bình luận tin rằng sự thay đổi là không tưởng nếu tiếp tục theo sự lãnh đạo hiện tại của Nguyễn Phú Trọng, một người bảo thủ sẵn sàng duy trì sự cai trị của đảng bằng bất cứ phương tiện nào, hoặc thông qua chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản. Điều đó nói lên, ý nghĩa của “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” chỉ là một sự tiện nghi cho những người trung thành với đảng, những người đã dành toàn bộ cuộc đời nghiên cứu chủ nghĩa Mác chỉ để khám phá ra và làm nhiều chuyện tai họa cho Việt Nam đã được giải quyết thông qua chủ nghĩa tư bản.

.

Nhưng, sau đó, những người cố gắng tìm một cách giải nghĩa mới, như Marx đã từng viết, bắt đầu bằng cách dịch nghĩa của nó trở lại thành một ngôn ngữ mà họ đã biết.

.

.

Nguồn: Bài viết này đã được xuất bản trong ấn bản tháng 5/2018 của tạp chí “Đông Nam Á Globe.”

.

http://sea-globe.com/karl-marx-in-post-war-vietnam/

.

David Hutt

(May 3, 2018)

 

Trần Văn Giang (dịch ra Việt ngữ)

.

Làm thế nào tiền đã vượt qua Marx – Bản dịch Việt ngữ của Trần Văn Giang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *